Hiện nay có rất nhiều loại cửa gỗ, việc lựa chọn loại nào tốt nhất phù hợp với chi phí cũng như tính thẩm mỹ không gian nội thất sẵn có thì việc lựa chọn loại cửa gỗ nào phù hợp là không hề dễ. Cùng Đại Nam Việt tìm hiểu một số loại cửa gỗ thông dụng để có thể lựa chọn mẫu cửa phù hợp nhất với ngôi nhà của mình nhé!
1. Cửa gỗ tự nhiên
Với vẻ đẹp sang trọng và ấm áp của gỗ tự nhiên mà xu hướng sử dụng gỗ tự nhiên ngày càng phổ biến và được ưa chuộng hơn. Có rất nhiều chủng loại gỗ tự nhiên được dùng làm cửa như: gỗ lim, gỗ căm xe, gỗ sồi, gỗ xoan đào, gỗ óc chó,…
a. Cửa gỗ Lim
Gỗ lim là loại gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt, có màu hơi đỏ (đỏ nhạt) đến đỏ thẫm, có khả năng chịu lực tốt. Vân gỗ dạng xoắn tuy cạn nhưng trông cũng khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen.
b. Cửa gỗ căm xe
Gỗ căm xe là loại gỗ được xếp vào nhóm II trong bảng phân loại gỗ được xem như gỗ Lim ở miền Bắc. Đây cũng là loại gỗ quý có giác lõi phân biệt, giác màu trắng vàng nhạt, dày, lõi màu đỏ thẫm hơi có vân, thớ gỗ mịn, nặng, tỷ trọng 1,15 (15% nước). Cửa gỗ căm xe được ưa dùng vì màu sắc đẹp, sang trọng, màu ấm, rất cứng và bền.
c. Cửa gỗ sồi
Cửa gỗ sồi – với nguồn gốc gỗ chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Nga,… có độ bền cứng cùng gam màu tươi sáng, vân gỗ sọc đều. Cửa gỗ tự nhiên từ gỗ sồi làm cho không gian căn phòng thêm trẻ trung, năng động. Ngoài ra, khi kết hợp với sàn gỗ, tủ bếp gỗ sồi sẽ làm cho căn nhà thêm sang trọng, hài hòa,… Và màu sắc sáng giúp căn phòng thêm rộng rãi.
d. Cửa gỗ óc chó
Gỗ óc chó thuộc nhóm IV là loại gỗ quý hiếm và nổi tiếng bởi độ bền bỉ cùng những giá trị cao cấp mà nó đem lại. Nó sở hữu lõi màu tối, màu nâu sô-cô-la, thường là màu ánh tím đỏ và có sọc đậm hơn. Vân gỗ óc chó thẳng, đôi khi gợn sóng hoặc cuộn xoáy tạo thành những đốm hình đậm hút mắt. Cửa gỗ óc chó với sự bền bỉ, sang trọng, vững chắc có tuổi thọ kéo dài đến vài thập kỷ hoặc có thể kéo dài hơn thế. Ngoài ra, cửa gỗ óc chó còn được xem như là một loại gỗ mang lại may mắn, sung túc và sức khỏe dồi dào cho người sử dụng.
2. Cửa gỗ công nghiệp
Cửa gỗ công nghiệp là dòng sản phẩm khá được ưa chuộng trên thị trường, Hiện nay có thể kể đến 4 loại cửa gỗ phổ biến nhất đó là cửa gỗ composite , cửa gỗ MDF, cửa gỗ HDF và cửa gỗ ghép thanh.
a. Cửa composite
Loại cửa này có độ ổn định tương đối cao, đặc biệt nổi trội ở khả năng chống nước hoàn hảo vì bản thân vật liệu được bổ sung các hạt PVC và phụ gia trong quá trình sản xuất, không cong vênh, co ngót, mối mọt. Cánh có trọng lượng vừa phải sử dụng êm ái chống xệ cánh cùng với đó là khả năng cách âm cách nhiệt tốt nhờ kết cấu cửa và hệ thống gioăng cao su kín khít.
b. Cửa MDF
Là giải pháp cửa tiết kiệm chi phí có thể nói là rẻ nhất trong hệ thống cửa công nghiệp, giúp tiết kiệm tương đối chi phí cho chủ đầu tư. Cửa chống cong vênh, co ngót tương đối tốt. Đối với chất liệu MDF lõi xanh – loại ván chống ẩm khá tốt quý khách có thể sử dụng cho cửa phòng và cửa nhà vệ sinh .
Cấu tạo của cửa MDF: Cánh + Khung bao + Nẹp chỉ
Cánh MDF cũng được cấu tạo 3 lớp như sau:
- Lớp 1: Phần khung xương cửa cũng được làm bằng gỗ tự nhiên được xử lý chống cong vênh, co ngót cũng như chống mối mọt.
- Lớp 2: Là 2 tấm MDF phẳng, có độ dày từ 4,5mm. Giữa 2 tấm MDF và khung xương có chất liệu. Honeycomb nhằm giữa cho cánh cửa luôn chắc chắn, phẳng phiu, không bị cong vênh.
- Lớp 3: Phủ PU nhằm giữ cho độ bền của cửa cũng như tạo tính thẩm mỹ cao.
Là loại cửa phẳng không dập Panel cho nên thường được sử dụng cho các công trình công cộng, kho xưởng, các cơ quan hoặc các cửa văn phòng. Đặc biệt, nếu tấm MDF được làm từ sợi Composite pha với phụ gia sẽ chống ẩm khá tốt cho nên có thể sử dụng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt hay làm cửa công nghiệp, hoặc dùng làm cốt để dán ván lạng Veneer lên hoặc phủ Melamine lên bề mặt. MDF thường giá thành chỉ bằng một nửa so với cửa gỗ tự nhiên.
c. Cửa HDF
Cửa có khả năng chống ẩm, bảo vệ cửa tốt hơn khi gặp trời nồm ẩm tuy nhiên vẫn nên tránh môi trường ẩm và tiếp xúc với nước. Cửa chống cong vênh tốt, không bị co ngót trương nở theo thời tiết, thời gian sử dụng ở mức trung bình. Có Panel định hình: 2 Panel, 3 panel, 6 Panel hoặc có thể theo mẫu thiết kế sẵn. Vì thế, cửa HDF thường được sử dụng cho các công trình nhà ở dân dụng và thường được dùng làm cửa thông phòng, cửa phòng ngủ, đồ nội thất trong nhà, tấm vách ngăn tường, vách ngăn phòng.
Cấu tạo của cửa HDF: Cánh + Khung bao + Nẹp chỉ
- Lớp 1: Phần khung xương cửa được làm bằng gỗ tự nhiên và được xử lý chống cong vênh co ngót cũng như chống mối mọt
- Lớp 2: Là 2 tấm HDF được định hình theo Panel cửa. Có độ dày từ 3mm. Giữa 2 tấm HDF và khung xương là một chất liệu Honeycomb giúp cho cánh cửa luôn chắc chắn, không bị cong vênh và co rút
- Lớp 3: Phủ sơn NC hoặc sơn PU giúp cho cửa HDF có được độ bền và tính thẩm mỹ cao
d. Cửa ghép thanh
Cửa ghép thanh (gỗ công nghiệp ghép thanh) là loại cửa gỗ công nghiệp được sản xuất từ việc ghép các thanh gỗ. Phần lớn các thanh gỗ được ghép lại thành những ván gỗ tự nhiên. Sau đó, bằng cách sử dụng các công nghệ hiện đại trong ngành sản xuất và chế tạo cửa gỗ. Những ván gỗ tự nhiên được chế tạo thành những chiếc cửa gỗ công nghiệp ghép thanh. Nguyên liệu gỗ chủ yếu là loại gỗ được trồng trên rừng đã qua công đoạn xử lý.
Cánh cửa ghép thanh được cấu tạo từ 3 lớp:
- Lớp 1: Khung xương cửa là phần chạy dọc quanh cánh cửa. Khung xương này phần lớn được làm bằng gỗ tự nhiên.
- Lớp 2: Bên ngoài của cửa đều được bao phủ bởi 2 tấm MDF lõi xanh. Tấm MDF này có tác dụng chống ẩm và có bề dày thông thường là 5mm.
- Lớp 3: Trên mỗi bề mặt của tấm MDF lõi xanh này đều có cấu tạo đặc biệt. Đó là chúng đều được phủ một tấm HPL được gọi là tấm Laminate áp lực cao. Nhờ tấm Laminate này mà cửa tránh được những va chạm hay những vết xước không đáng có.
Lõi cửa có cấu tạo được chia làm 2 loại : lõi gỗ rắn và lõi gỗ rỗng. Cấu tạo bên trong của 2 loại lõi này đều được ép giấy Honeycomb đặc biệt bên trong. Đây chính là lý do tại sao nhiều cửa phủ Laminate có bề ngoài giống nhau. Nhưng giá thành cho bộ cửa thành phẩm lại khác nhau, chính là ở phần lõi này.